Quá trình tạo nên một bộ Khuôn ép nhựa
Thiết kế Khuôn mẫu
Ý tưởng chính xác về hình dạng và kích thước Khuôn mẫu nhựa được đưa ra dựa vào các thiết kế 2D và 3D.
Thiết kế Khuôn mẫu cuối cùng được tạo ra khi thiết kế sơ bộ được xem xét và phê duyệt bằng cách sử dụng một công cụ xây dựng. Thiết kế công cụ sử dụng các thông số kỹ thuật để tạo Khuôn sau khi điều chỉnh cuối cùng được thực hiện.
Thiết kế Khuôn mẫu căn cứ vào tính chất vật liệu của sản phẩm: tỷ lệ hao hụt, nhiệt độ hình thành và nhiều yếu tố khác.
Thiết kế hệ thống làm mát trong Khuôn nhựa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở tăng chu kỳ ép phun của Khuôn ép nhựa. Tuy nhiên việc tăng tốc chu kỳ sẽ làm tăng nhiệt độ trong Khuôn mẫu. lỗi dư thừa chi tiết Hệ thống làm mát giúp kiểm soát hiệu quả nhiệt độ Khuôn nhựa khi gia tăng chu kỳ ép, tránh làm biến dạng hư hỏng Khuôn mẫu và đảm bảo chất lượng sản phẩm được tạo thành.
Thiết kế Khuôn mẫu tối ưu sẽ làm tăng thời gian làm việc của Khuôn nhựa, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí.
Gia công Khuôn mẫu
Quá trình gia công Khuôn ép nhựa chịu tác động trực tiếp và phụ thuộc vào tay nghề, là kinh nghiệm, sự cẩn thận của người lập trình, đứng máy.
Nếu người vận hành hệ thống máy móc gia công gặp một sai lầm dù là nhỏ cũng sẽ dẫn tới các chi tiết Khuôn ép nhựa phải hàn. Thậm chí, gây hỏng hóc hoàn toàn và không có khả năng sửa chữa được các chi tiết đó.
Đơn vị chế tạo Khuôn mẫu nhựa có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế tốt những tác động tiêu cực đến chất lượng Khuôn mẫu ép phun: gỉ sét, tuổi thọ Khuôn mẫu, gãy vỡ trong quá trình xử lý ép phun.
Cấu tạo Khuôn nhựa cơ bản
Có rất nhiều loại Khuôn mẫu nhựa với hình dạng, kích thước, thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng cấu tạo Khuôn ép nhựa về cơ bản đều bao gồm các thành phần sau:
Tấm kẹp trên: Giúp kẹp chặt tấm kẹp trên và tấm Khuôn trên thành một khối.
Tấm Khuôn mẫu trên: Là phần bao bên ngoài giúp tạo hình sản phẩm, quyết định chất lượng bề mặt sản phẩm và tính chính xác của Khuôn ép nhựa.
Bộ định vị: thiết kế khuôn đúc Gồm bạc định vị và chốt định vị, có tác dụng giúp cho phần cố định và di động của Khuôn mẫu được định vị ở vị trí thích hợp.
Tấm đỡ: Giúp mảnh ghép của Khuôn được giữ ở vị trí cố định, không bị rơi ra ngoài.
Thanh kê: Đây là phần ngăn giữa tấm kẹp và tấm đỡ của Khuôn mẫu nhựa, giúp giàn đẩy hoạt động dễ dàng, hiệu quả.
Tấm kẹp dưới: Có tác dụng kẹp giữ toàn bộ cụm Khuôn nhựa dưới, giúp chúng liên kết với nhau tạo thành một khối, đồng thời giữ khối này vào bàn máy động trong quá trình ép nhựa.
Chốt đẩy: Khi Khuôn mẫu nhựa mở, chốt đẩy sẽ thực hiện thao tác đẩy sản phẩm vừa ép được ra khỏi Khuôn nhựa.
Tấm kẹp đẩy: Có vai trò giữ chốt đẩy, chốt hồi và chốt giật cuống ở vị trí cố định.
Tấm đẩy: Chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy giúp chúng không bị rơi ra trong khi tiến hành đẩy sản phẩm hoàn thiện ra khỏi máy ép nhựa.
Giàn đẩy: Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được liên kết với nhau tạo thành một khối gọi là giàn đẩy, nó nằm ở vị trí giữa tấm kẹp dưới và Khuôn nhựa dưới.
Chốt hồi: Là bộ phận có tác dụng giúp giàn đẩy quay trở về khi Khuôn nhựa đóng.
Trụ kê: Có vai trò dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cong vênh khi gặp áp lực đẩy cao và kéo dài tuổi thọ của Khuôn mẫu nhựa.
Tấm Khuôn mẫu dưới: là bộ phận có thể di chuyển, là đường bao giữ vai trò quyết định đặc điểm hình dạng bên trong sản phẩm. Chi tiết có hình dáng hoàn chỉnh nhờ sự kết hợp của Khuôn mẫu nhựa dưới và Khuôn trên.
Trong bài viết bên trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách cụ thể những yếu tố cơ bản trong cấu tạo Khuôn ép nhựa. Nếu bạn đang có nhu cầu trong việc tìm kiếm một công ty sản xuất, chế tạo Khuôn nhựa chính xác, uy tín, chất lượng với giá thành cực kỳ ưu đãi, hãy liên hệ để TĐH & CKCX VIỆT LONG tư vấn chi tiết đến bạn.