Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu Học Những Gì ?
Ngành chế tạo khuôn mẫu Việt Nam – thực trạng, đầu tư và phát triển công nghệ
Ngành thiết kế khuôn mẫu là lĩnh vực hot trong lĩnh vực gia công cơ khí hiện nay. Công việc này đòi hỏi đội ngũ kỹ sư ngoài kỹ năng thiết kế khuôn còn cần trang bị kinh nghiệm thực tế gia công trên máy CNC, kinh nghiệm khắc phục sự cố lỗi khuôn. Gia công khuôn hiện nay đa phần là sử dụng máy phay CNC, tùy loại khuôn mà người ta sử dụng máy phay 3 trục hay nhiều trục.
Ngành khuôn mẫu Ra Làm Gì?
Ngành thiết kế khuôn mẫu là một lĩnh vực trong ngành kỹ thuật cơ khí và sản xuất, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp. https://vilapec.com/nganh-thiet-ke-khuon-mau-la-gi-chuong-trinh-dao-tao-nganh-thiet-ke-khuon-mau.html Cụ thể, Ngành công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu ra làm gì như sau:
Thiết Kế Khuôn Mẫu: Sử dụng các phần mềm CAD/CAM để thiết kế khuôn mẫu theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo kế hoạch sản xuất.
Chế Tạo Khuôn Mẫu: Sử dụng các công nghệ gia công như CNC, gia công mài, đánh bóng để sản xuất khuôn mẫu theo thiết kế.
Sửa Chữa Khuôn Mẫu: Thực hiện các thao tác sửa chữa khuôn mẫu khi cần thiết để đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng.
Sản Xuất Sản Phẩm: Sử dụng khuôn mẫu để sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, ô tô, máy móc công nghiệp, đồ gia dụng, chế tạo cơ khí, vv.
Nghiên Cứu Và Phát Triển Sản Phẩm Mới: Tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đưa ra các giải pháp kỹ thuật để cải tiến hoặc tối ưu hóa sản phẩm.
Tóm lại, Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu ra làm gì để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất sản xuất và cải thiện hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng một số vị trí công việc dưới đây:
Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
Tư vấn, thiết kế, thiết kế khuôn dập vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
Lập trình gia công máy CNC.
Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng