Gia công bằng phương pháp xung điện định hình
Phương pháp gia công tia lửa điện (Electric Discharge Machining – EDM) được phát triển vào năm 1943 ở Liên Xô bởi hai vợ chồng người Nga tại trường Đại học Moscow là Giáo sư – Tiến sĩ Boris Lazarenko và Tiến sĩ Natalya Lazarenko. Cho đến nay, phương pháp gia công này đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp là bắn phá chi tiết để tách vật liệu bằng nguồn năng lượng nhiệt rất lớn được sinh ra khi cho hai điện cực tiến gần nhau. click xem Trong hai điện cực này, một đóng vai trò là dao và một đóng vai trò là phôi trong quá trình gia công.
Trong thập niên 1960 đã có nhiều nghiên cứu sâu rộng về gia công EDM và đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến mô hình tính toán quá trình gia công EDM. Trong thập niên 1970 đã xảy ra cuộc cách mạng về gia công trên máy cắt dây EDM nhờ vào việc phát triển các máy phát xung công suất lớn, các loại dây cắt và các phương pháp sục chất điện môi hữu hiệu. Hiện nay, các máy EDM đã được thiết kế khá hoàn chỉnh và quá trình gia công được điều khiển theo chương trình số.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
– Dung sai có thể đạt dưới 1µm (0.001)
– Gia công được các vật liệu có độ cứng tùy ý (ngay cả hợp kim Tungsten Carbide – Stellite – Hastelloy – Nitralloy – Waspaloy – Nimonic – Inconel)
– Có thể gia công nhiều biên dạng phức tạp và không gây biến dạng các thành mỏng
– Gia công phóng điện là quá trình không tiếp xúc và không tác dụng lực, rất phù hợp để gia công những chi tiết dễ vỡ. thế nào là gia công tia lửa điện Điều này gần như bất khả thi đối với các phương pháp truyền thống
– Gia công các lỗ có đường kính rất nhỏ, các lỗ sâu với tỉ số chiều dài trên đường kính lớn.
– Do có dầu trong vùng gia công nên bề mặt gia công được tôi trong dầu
Nhược điểm
– Phôi và điện cực đều là vật liệu dẫn điện
– Tốc độ gia công thấp. Phôi trước khi gia công EDM thường phải qua công đoạn thô trước.
– Nhiệt độ tại vùng làm việc cao nên có thể gây biến dạng nhiệt trong một vài trường hợp.