• Khi nào nên áp dụng giải pháp nâng cấp cho máy CNC?

Khi phần cơ khí của máy CNC còn tốt, độ sai số cơ khí của các trục nằm trong khoảng cho phép mà máy gặp các sự cố hoặc các vấn đề sau:

– Khi hệ thống điện – điều khiển bị hư hỏng nặng không thể khắc phục.

– Khi khách hàng muốn thay thế hệ điều khiển hiện tại bởi một hệ điều khiển mới, đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất thực tế của nhà máy.

  • Ưu điểm của việc lựa chọn giải pháp nâng cấp máy:

Giữ và tối ưu lại được những phần khung máy còn tốt.

Giá thành sẽ giảm nhiều so với việc đầu tư máy mới với cùng dòng hệ điều khiển.

Máy nâng cấp có hệ điều khiển mới với công nghệ và tính tối ưu được cập nhật tại thời điểm.

– Khả năng nội suy thông minh và chính xác.

– Khả năng tính toán và nhìn trước tập lệnh gia công lớn.

– Khả năng giao tiếp dữ liệu dễ dàng. Bộ nhớ trong lớn.

– Khả năng mô phỏng mạnh.

  • Phạm vi ứng dụng:

– Các loại máy phay, tiện CNC từ 2 trục trở lên.

– Các loại máy cắt CNC: cắt dây, xung, Plasma, tia nước, …

– Các loại máy công cụ khác: Mài, doa, khoan, đột dập, chấn, …

– Các loại máy vạn năng thông thường, máy NC có đầy đủ thông số, khả năng nâng cấp lên máy CNC.

I. KHẢO SÁT:

Khảo sát là bước đầu rất quan trọng trong việc nâng cấp máy CNC. Để đánh giá được thực trạng máy hiện tại, là cơ sở lên giải pháp cho việc nâng cấp hợp lý nhất về chức năng, độ ổn định, độ chính xác và giá thành.

II. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP:

Hệ điều khiển, động cơ, biến tần

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều dòng hệ điều khiển sử dụng cho các máy CNC như SIEMENS, FANUC, HEIDENHAIN, MITSUBISHI, FAGOR, OKUMA, GSK, CENTROID… Vì vậy, cần có sự lựa chọn một hệ điều khiển cho phù hợp với công nghệ, dễ sử dụng để lắp đặt cho máy.

Với các nhà máytại Việt Nam, việc lựa chọn các dòng hệ điều khiển và hệ thống điện củaSIEMEMS, FANUC, GSK và CENTROID sử dụng cho việc nâng cấp sẽ đảm bảo các yêu cầucông nghệ, giá thành và độ thân thiện, dễ sử dụng.

Các loại hệ điều khiển sẽ cho chúng ta lựa chọn các loại động cơ, bộ biến tần tương ứng.

Hệ thống phụ trợ:

Kiểm tra các chức năng của máy để lên giải pháp khôi phục hoặc bổ sung thiết bị phụ trợ giúp máy làm việc với đầy đủ khả năng và độ ổn định cao nhất:

Xây dựng hệ thống điện:

Sau khi lựa chọn được hệ điều khiển và các hệ thống phụ trợ, ta phải xậy dựng được sơ đồ hệ thống điện cho máy. Tính toán công suất, khả năng tải và độ ổn định,…

III. CƠ KHÍ

Thiết kế, chế tạo các bộ phận cơ khí cần thiết cho việc ghép nối hệ thống điện mới vào máy. Ngoài ra còn các bộ phận, thiết bị cơ khí cũ bị hư hỏng, mòn rơ cần thay thế, sửa chữa.

IV. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG VÀ THIẾT LẬP

Phần cơ khí:

– Lắp đặt các mặt bích bắt động cơ mới

– Khớp nối mềm hoặc buly dây dai liên kết động cơ và trục vít

– Các cữ hành trình

– Tủ chứa hệ điềukhiển mới, các tấm đế gá thiết bị điện mới

– Mặt bích động cơ trục chính, đối trọng trục chính

– Đồ gá cảm biến,…

Đo kiểm độ chính xác khi gá đặt cơ khí

Phần điện, điều khiển

Lắp đặt thiết bị tủ điện

Lắp đặt hệ điều khiển

Lắp đặt các động cơ

Lắp hệ thống phụ trợ: Cảm biến, hệ thống bơm nước, bôi trơn tự động, làm mát trục chính, thủy lực, đài dao,…

Đi dây điện

Test toàn bộ hệ thống, chạy thử

Cài đặt và khởi tạo hệ điều khiển:

– Xác định dòng hệ điều khiển và model được lựa chọn

– Xác định giao thức kết nối và chi tiết I/O.

Kết nối Drive và Motor modul:

– Xác định model và chuẩn kết nối.

– Kiểm tra thông tin kết nối I/O.

– Kết nối modul nguồn.

– Kết nối các modul motor dẫn động các trục.

– Kết nối control.

– Chạy, cấu hình và phân công trục điều khiển.

Kết nối modul I/O:

– Kiểm tra model của modul I/O.

– Unlock module và thiết lập giao tiếp.

– Xác định địa chỉ các cổng Input, output

– Kết nối với bộ bàn phím MCP.

– Kết nối với các tín hiệu ngoại vi.

– Kết nối với Control.

Xây dựng chương trình PLC:

– Xác định và tổng hợp tất cả các tín hiệu I/O.

– Thiết kế chương trình PLC đồng bộ với chức năng và thiết bị ngoại vi của máy.

– Tạo các Project cho từng ứng dụng điều khiển.

– Tải chương trình được thiết kế lên hệ điều khiển CNC.

– Kiểm tra thực tế phần mềm hoạt động và điều khiển thiết bị ngoại vi.

– Tải về chương trình cho việc chỉnh sửa.

Hoàn thiện và đóng gói chương trình bằng các định dạng lưu trữ.

Cài đặt tham số và hiệu chỉnh.

Thiết lập thông tin về thời gian.

Kích hoạt sổ bảo hành điện tử và giấy phép phần mềm trong hệ điều khiển.

Thiết lập các tham số:

– Các tham số cho trục chính.

– Các tham số cho chế độ và điều khiển các trục.

– Các tham số bù sai số.

Đo kiểm và tối ưu hóa các trục.

Chạy máy và kiểm tra toàn bộ các chức năng.

– Chạy chương trình kiểm tra máy.

– Chạy demo các chức năng của máy.

– Gia công sản phẩm thật và đo kiểm độ chính xác.

– Tối ưu hóa chuyển động và tham số, đảm bảo máy ổn định.

Quản lý dữ liệu:

Đóng gói và quản lý dữ liệu.

– Các dữ liệu về tham số;

– Các dữ liệu về PLC, PMC;

– Các dữ liệu NC;

– Các dữ liệu HMI;

– Sao lưu dữ liệu về PMC và tạo file “ảnh” về toàn bộ dữ liệu của hệ thống.

Tài liệu đào tạo, vận hành

Tài liệu hệ thống điện, bảo dưỡng

V. ĐÀO TẠO CHUYỂN GIAO – NGHIỆM THU

– Sau khi nâng cấp, bảo dưỡng máy, công việc chuyển giao cho khách hàng được tiến hành tiếp theo.

– Đảm bảo khách hàng nắm bắt được toàn bộ công nghệ, chức năng và cách vận hành, bảo trì bảo dưỡng, khắc phục sự cố cơ bản.

– Gia công sản phẩm đảm bảo kỹ thuật.

– Bàn giao máy, tài liệu , dữ liệu.

– Dịch vụ sau nâng cấp: khắc phục sự cố nhanh chóng, kịp thời, bảo trì bảo dưỡng định kỳ.